![]() |
|
![]() |
Du học Mỹ |
![]() |
Du học Canada |
![]() |
Du học Anh |
![]() |
Du học Hà Lan |
![]() |
Du học Hungary |
![]() |
Du học Úc |
![]() |
Du học New Zealand |
![]() |
Du học Singapore |
![]() |
Du học Malaysia |
Chuyên mục:
SỰ KIỆN THANH NIÊN
YOUTH EVENTS
Mở cửa đón người biết hòa đồng
![]() SV Nguyễn Thị Mỹ Linh (khoa thương mại - du lịch - marketing Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) trả lời phỏng vấn trước đại diện Công ty Unilever Việt Nam - Ảnh: Hà Thanh |
Vì sao doanh nghiệp hay than phiền SV sau khi tốt nghiệp vẫn không đáp ứng được yêu cầu? Quen biết có lợi thế khi xin việc?... Hàng loạt câu hỏi đã “đun sôi” không khí ngày hội “Tự tin vào đời” tổ chức hôm 10-1 vừa qua tại ĐH Kinh tế TP.HCM.
“Phần lớn SV thực tập đến công ty chúng tôi chỉ để... lấy số liệu. Chỉ một số ít nỗ lực thể hiện mình qua quá trình thực tập” - ông Võ Trường Thành, tổng giám đốc Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, nhận định. Ý kiến này được các khách mời đại diện doanh nghiệp khác đồng tình.
“Phần lớn SV thực tập đến công ty chúng tôi chỉ để... lấy số liệu. Chỉ một số ít nỗ lực thể hiện mình qua quá trình thực tập” - ông Võ Trường Thành, tổng giám đốc Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, nhận định. Ý kiến này được các khách mời đại diện doanh nghiệp khác đồng tình.
Đề cao năng lực
“Trong thời gian thực tập, có bạn chỉ đến doanh nghiệp hai lần. Các bạn thụ động, không chia sẻ, học hỏi nên doanh nghiệp rất khó đánh giá” - ông Ngô Minh Đức, giám đốc Công ty Hương Giang Travel TP.HCM, nói.
2.000 SV tham gia Ngày hội “Tự tin vào đời” do khoa thương mại - du lịch - marketing Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức thu hút hơn 2.000 SV năm 4 chuyên ngành kinh tế đến từ các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM. Các SV có dịp tìm hiểu thông tin qua tám gian hàng doanh nghiệp tự giới thiệu, tham gia hội thảo cùng đại diện các doanh nghiệp. |
Các khách mời khẳng định họ luôn mở rộng cửa chào đón tân nhân viên có kinh nghiệm, hòa đồng, biết chia sẻ công việc với công ty và thể hiện năng lực làm việc hiệu quả.
Duy Chân (khoa thương mại - du lịch - marketing, ĐH Kinh tế) đặt câu hỏi: “Doanh nghiệp sẽ nhận SV có năng lực hay SV có mối quan hệ với lãnh đạo?”. Đó cũng là điều nhiều bạn trẻ rất quan tâm. Câu trả lời bạn nhận được là “sẽ nhận người có năng lực” khiến Duy Chân tự tin hơn.
SV Nguyễn Thị Mỹ Lệ (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia TP.HCM) hỏi: “Có cơ hội nào cho những SV không có ngoại hình đẹp nhưng rất muốn làm hướng dẫn viên du lịch như em không?”. “Ngoại hình không phải yếu tố quyết định”, ông Ngô Minh Đức khẳng định.
Ông Võ Trường Thành cho biết thêm: “Tôi đánh giá một SV thực tập không chỉ dựa vào bảng điểm dù luôn trân trọng quá trình phấn đấu học tập, mà dựa vào quá trình bám mục tiêu, cách thực hiện ý tưởng...”.
“Bạn vừa làm thêm vừa đi học, bảng điểm của bạn có thể không tốt nhưng không thể quá tệ. Bạn cần xác định việc học vẫn là ưu tiên hàng đầu khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để từ đó sắp xếp thời gian đào sâu những môn học liên quan đến vị trí bạn muốn nhắm tới, học tốt ngoại ngữ, tham gia hoạt động xã hội. Khả năng hòa đồng với đồng nghiệp luôn được đánh giá cao”, TS Nguyễn Tuấn Quỳnh chia sẻ.
Bắt đầu từ việc nhỏ
Ông Lê Quang Vu, giám đốc marketing - sales Công ty tài chính SGVF, cho biết nhiều SV không biết rõ mục đích thực tập là nắm bắt quy trình làm việc của công ty thay vì nghĩ ra cách thay đổi quy trình đó.
Học trường chuyên, tốt nghiệp kinh tế, là SV duy nhất được nhận trực tiếp vào VN Airlines sau đợt thực tập năm 1993, ông Ngô Minh Đức kể ông đã ngồi làm thủ tục ở phòng vé sân bay suốt tám tháng và từng kinh qua nhiều vị trí được xem là nhỏ nhặt nhất trong doanh nghiệp.
“Hãy kiên nhẫn làm tốt những việc nhỏ do công ty sắp đặt, nắm thật rõ công việc đó và tin rằng nó sẽ cung cấp những kinh nghiệm cần thiết khi bạn bước lên một vị trí cao hơn”, ông Ngô Minh Đức nhắn nhủ.
“Nên đi thực tập từ những năm đầu ĐH và sớm chứng minh cho doanh nghiệp thấy bạn hữu dụng cho họ”, ông Võ Trường Thành khuyên các bạn trẻ.
Ông Nguyễn Minh Triết, tổng giám đốc Strategy Asia Group, chia sẻ thêm: “Có một hành trang đầy đủ sau khi tốt nghiệp, các bạn chính là người nắm thế chủ động chọn lựa một công ty giữa hàng ngàn công ty khác”.
Các khách mời cũng đưa ra nhiều lời khuyên không mới nhưng vẫn hữu ích như: đọc sách, làm việc chăm chỉ, đúng giờ, kỷ luật, tránh làm điều sai quấy...
Đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh THPT
Ông Nguyễn Xuân Phong, phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo của Trường ĐH FPT, cho biết chương trình bao gồm các khóa học nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng cá nhân cho học sinh, giúp HS tự tin, rèn luyện khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm và thuyết trình... Sau khi triển khai thí điểm chương trình dạy kỹ năng mềm ở một số trường THPT và nhận được những đánh giá rất tốt từ phía học sinh và các thầy cô giáo, Trường ĐH FPT đã quyết định phối hợp với Thành đoàn Hà Nội mở rộng chương trình này tới học sinh và cán bộ Đoàn của 60 trường THPT ở Hà Nội. Theo ông Nguyễn Xuân Phong, dự kiến chương trình kéo dài trong cả năm 2010 và có thể được ĐH FPT mở rộng sang các tỉnh thành khác trên toàn quốc. |
Theo TTO
-------------------------------------------------
Các tin khác:
Lễ hội du học sinh đón chào năm mới 2010
Thế giới trẻ và mùa Giáng sinh Sinh viên ĐH Y dược TP.HCM trao quà cho trẻ em nghèo Tình nguyện viên của VNAdventure tổ chức “Bữa tiệc sắc màu” Đoàn viên thanh niên ra quân chiến dịch "Vì một TP.HCM không rác" Thanh niên Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen 15 tại Đan Mạch Chương trình “Bất ngờ cuối năm 2009” tại ĐH Kinh tế Sân chơi “Thách thức marketing” dành cho sinh viên Teen đi bảo vệ môi trường Đọc sách vì những người khác Thông tin thi, tuyển sinh sẽ được gửi qua email Xây dựng thí điểm trường học điện tử Ngày hội “Khoa học vui” Thi viết về người thầy
![]() |
VIỆT NAM
HỢP ĐIỂM
|
Thành viên:
![]() |
|
|
98 Hai Bà Trưng,
Q. Hoàn Kiếm Fax: + 84 24 3623 1667 |